Làm gì khi con bị bắt nạt ở trường? Lời khuyên từ tâm lý học

Nghe tin con bị bắt nạt là một cảm giác không hề dễ dàng với các phụ huynh. Thậm chí, như nhiều trường hợp gần đây cho thấy, nhiều phụ huynh nóng giận đã ngay lập tức viện đến mạng xã hội hoặc gọi trực tiếp đến bố mẹ kẻ bắt nạt để đối chất.
Tuy nhiên, bạn có thể cần cẩn trọng hơn. Cách phụ huynh tham gia và giải quyết mâu thuẫn có thể tác động lên quá trình hồi phục tâm lý của con. Việc tìm cách đáp trả kẻ bắt nạt ngay lập tức mà không gắng hiểu đôi khi còn có thể gây phản tác dụng, thậm chí khiến con không dám nói cho bố mẹ về những lần bị bắt nạt sau này vì sơ rắc rối.
Thay vì trả thù, việc đầu tiên phụ huynh nên làm là tập trung lắng nghe con và giải tỏa cảm xúc tiêu cực cũng như động viên nạn nhân bị bắt nạt. Nhiều cha mẹ trong con nóng giận có thể sẽ khó mà bình tâm thấu hiểu con và giúp con hồi phục. Nếu bạn vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu, thì đây là 6 gợi ý để trò chuyện cùng con sau khi bé bị bắt nạt.
“Con rất dũng cảm vì đã nói cho bố mẹ”
Đôi khi, trẻ em im lắng vì sợ rằng thông báo về việc bị bắt nạt với cha mẹ có thể sẽ còn khiến tình hình tệ hơn. Vậy nên, khi con đã sẵn sàng nói cho bạn, mỗi phụ huynh cần khiến cho con thấy cố gắng của con được chân trọng. Việc bạn thừa nhận khó khăn mà con đã trải qua để lên tiếng sẽ giúp con cởi mở về tình trạng của mình trong tương lai, ngăn những diễn biến xấu
“Đây không phải lỗi của con”
Nhiều trẻ em sẽ dễ dàng cảm thấy mình đã gây ra lỗi nên bị bắt nạt, và tránh né nói với bố mẹ vì sợ xấu hổ. Hãy nhắc nhở con rằng việc bắt nạt là lỗi và trách nhiệm hoàn toàn của kẻ bắt nạt. Cũng cần cho con thấy rằng con không một mình.
“Con định giải quyết thế nào?”
Hỏi con về cách xử lý của con với vấn đề cho thấy sự tin tưởng của phụ huynh với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được tâm thế nạn nhân cần được cứu giúp mà chủ động đương đầu với vấn đề. Cha mẹ không bao giờ nên ôm hết vấn đề của con và tự mình giải quyết. Thay vào đó, hãy giúp con tìm ra những cách xử lý khác nhau để giải quyết và hỗ trợ con thực hiện các giải pháp đó.
“Cha/mẹ sẽ giúp con”
Mặc dù trao con quyền tự chủ giải quyết vấn đề là quan trọng, bạn vẫn cần thông báo cho cán bộ nhà trường ngay lập tức, đặc biệt là khi việc bắt nạt có dấu hiệu nguy hiểm. Ở vị thế là phụ huynh, bạn sẽ có tiếng nói với cán bộ nhà trường, giúp con có thêm sự trợ giúp.
“Hãy cùng tìm cách tránh việc này trong tương lai”
Hãy giúp con tránh được những lần bắt nạt sau bằng những lời khuyên về cách hành xử, đi đứng, hay những địa điểm cần tránh lui tới. Bên cạnh đó, hãy cho con tham gia các hoạt động giúp xây dựng sự tự tin. Bên cạnh đó, cũng nên lắng nghe con và để con đưa ra các giải pháp cùng mình.
“Có ai đồng minh của con không?”
Câu này nghe thì có vẻ buồn cười, nhưng thực ra những người bạn của con có thể giúp ngăn chặn nhiều vụ việc bắt nạt trong tương lai. Hãy để con nghĩ ra những người mà con có thể tin tưởng ở trường. Nếu con không có người bạn nào có thể trông cậy, hãy giúp con kết bạn. Bên cạnh đó, hãy bảo con chỉ ra những người lớn trong trường mà con có thể tin tưởng
Nguồn:
KidsHealth. Helping Kids Deal With Bullies.
U.S. Department of Health and Human Services. What You Can Do.
Rivara F, Menestrel SL. Preventing Bullying: through Science, Policy, and Practice. Washington, DC: National Academies Press; 2016.
Đặt lịch hẹn với chúng tôi qua số điện thoại 024 3823 6599 - 096 171 5858Tư vấn chuyên môn: 090 421 0909 hoặc email customercare@merak.vn hoặc quý khách có thể bấm vào link dưới
>> ĐẶT LỊCH HẸN NGAY<<