Chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội: Dấu hiệu và cách chữa

Chấn thương tâm lý sau khi bị phản bội: Dấu hiệu và cách chữa
Việc bị phản bội bởi người mình yêu có thể để lại những sang chấn tâm lý cho nạn nhân, gây khó khăn cho mối quan hệ tương lai

Cảm giác bị người mình từng yêu thương phản bội vô cùng đau đớn và có thể trở thành vết thương tâm lý khó lành cho nạn nhân. Trong nhiều trường hợp, người bị phản bội thậm chí có thể mắc phải triệu chứng giống như rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD), bao gồm các biểu hiện lo lắng, trầm cảm và ám ảnh với trải nghiệm đau lòng sau khi phát hiện ra niềm tin bị đổ vỡ.

Đây là cái mà nhà tâm lý học Dennis O Ortman gọi là “rối loạn căng thẳng hậu bội tín” (PISD), trong một bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Chăm sóc Tâm lý và Dịch vụ Sức khỏe tâm thần. Ví dụ được Ortman nhắc đến là một người phụ nữ phát hiện ra chồng ngoại tình với bạn thân. Ngay kể cả khi cô đã li dị chồng và đuổi cổ anh ta khỏi nhà, trải nghiệm đau thương vẫn ám ảnh cô, khiến cô cáu giận, căng thẳng, u buồn và thường gặp ác mộng hay bật khóc một mình.

Mặc dù rối loạn căng thẳng sau khi bị phản bội vẫn chưa được cho vào các bảng chẩn đoán tiêu chuẩn DSM-5 hay ICD-11, thuật ngữ này vẫn có thể dùng một cách không chính thức như một nhóm nhỏ của chứng rối loạn căng thẳng sang chấn tâm lý trong những trường hợp liên quan đến phản bội trong hôn nhân. 

Dựa vào nghiên cứu trên, bài viết này sẽ đưa ra những dấu hiệu của rối loạn này cũng như những hướng đối phó và vượt qua nó, giúp nạn nhân hàn gắn vết thương tinh thần của mình. 

1. Triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau khi bị phản bội

Theo bác sĩ Romanoff, một số triệu chứng của rối loạn này bao gồm:

Nghĩ đi nghĩ lại:

Bạn không dứt được suy nghĩ về việc bị phản bội và cảm thấy chán chường   

Hồi tưởng sang chấn:

Bạn có thể có những ký ức đau buồn, hồi tưởng hoặc ác mộng khiến bạn nhớ lại trải nghiệm sang chấn. 

Cảm giác tê liệt:

Tuy một số người phẫn nộ và căm tức khi phát hiện ra sự phản bội của đối tác, những người khác lại tê liệt và vô cảm.Lảng tránh: Bạn có thể cố gắng giả vờ như toàn bộ sự việc chưa bao giờ xảy ra và tránh bất kỳ lời nhắc nhở nào về đối tác hoặc mối quan hệ của bạn.

Lo lắng:

Bạn có thể gặp phải các triệu chứng lo lắng như lo lắng kinh niên và dai dẳng.

Trầm cảm:

Bạn có thể gặp các triệu chứng của bệnh trầm cảm như cảm giác buồn bã hoặc trống rỗng dai dẳng và thường xuyên khóc.

Cô lập và né tránh xã hội: Bạn có thể thấy mình né tránh bạn bè và gia đình và thích ở một mình. Bạn có thể không còn thấy thích thú với những hoạt động từng mang lại cho bạn niềm vui.

Mất ngủ:

Bạn có thể bị mất ngủ và có những giấc ngủ không nhất quán. Do đó, bạn có thể khó tập trung và hiệu quả công việc, các mối quan hệ xã hội và gia đình cũng như hoạt động chung của bạn có thể bị ảnh hưởng.

Bị mất lòng tin:

Bạn có thể gặp khó khăn khi tin tưởng bất kỳ đối tác nào trong tương lai mà bạn đang ở cùng. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy đau khổ khi nhận ra rằng đối tác của bạn đã nhận được một tin nhắn văn bản, vì nó có thể mang lại những ký ức đau buồn cho bạn.

Cảnh giác cao độ:  

Bạn thấy mối đe dọa trong các sự kiện lành tính trong các mối quan hệ tiếp theo, như một cách để bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương trong tương lai. Tất cả bạn đều có thể coi việc giao tiếp hoặc liên hệ với đối tác của bạn bên ngoài mối quan hệ là có khả năng lừa dối. Điều này có thể khiến bạn có cái nhìn tiêu cực về người thương của mình và những người mà họ quen biết.

2. Điều trị rối loạn

Có ba hướng chính để xử lý tình trạng tâm lý này, bao gồm: giải pháp thuốc, tâm lý, hoặc tự chăm sóc

Sử dụng thuốc (chỉ dành cho bệnh nặng)

Với các bệnh nhân có triệu chứng nặng, cần tham vấn bác sĩ và chuyên gia y tế để kê các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu và chống co giật và propranolol để chống trụy tim.

Liệu pháp tâm lý: 

So với các biện pháp như dùng thuốc, biện pháp tâm lý tỏ ra an toàn và có tác động lâu dài hơn. Cùng sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý, người bệnh sẽ có thể khám phá những nguyên nhân tâm lý sâu sa gây nên ám ảnh ở người bị phản bội và giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Các liệu pháp tâm lý có thể bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi: người bệnh cùng với các chuyên gia tâm lý bóc tách các hướng tuy duy của bản thân để tự nhận ra và quản lý tốt những suy nghĩ tiêu cực.
  • Liệu pháp đối mặt: ở liệu pháp này, người bị phản bội sẽ dần được tập trung vào trải nghiệm bị phản bội và hồi phục qua việc đối diện trực tiếp với chúng ở mức độ tăng dần.
  • Chăm sóc tập trung vào sang chấn: Biện pháp này hướng đến xây dựng sự tự tôn cho nạn nhân và giúp họ bóc tách những ảnh hưởng của sang chấn lên thế giới quan của mình. 

Cách tự chăm sóc 

Bên cạnh những can thiệp từ bên ngoài, nạn nhân của phản bội cũng được khuyến nghị một số giải pháp để vượt qua trải nghiệm đau buồn:

  • Thực hành chăm sóc bản thân: Bắt đầu ăn uống lành mạnh, giảm thiểu thời gian vào mạng xã hội, tham gia tích cực vào các hoạt động thể dục thể thao ưa thích, dành nhiều thời gian với bạn bè
  • Sắp xếp thời gian “xả”: Bạn không thể vượt qua cảm xúc buồn phiền bằng tránh né, nhưng cũng không thể để sự buồn rầu đeo đuổi suốt ngày. Vậy nên, một hướng giải quyết là dành ra một khung thời gian trong ngày để đắm chìm sâu trong nỗi buồn và hiểu thấu nó. Khi hết khoảng thời gian này, bạn sẽ kết thúc việc “xả” và quay lại với các hoạt động khác với sự tập trung và tỉnh táo cao độ hơn.
  • Không trách móc bản thân: Phản bội luôn là lỗi của người phản bội. Bạn không thể kiểm soát hay chịu trách nhiệm cho hành vi của người khác. Chấp nhận rằng bạn chỉ đơn giản là “đen đủi” và hãy cố nhìn nhận lại các dấu hiệu của mối quan hệ bất ổn để rút kinh nghiệm lần sau. 

3. Lời kết

Bị người thân thương với mình phản bội quả thực vô cùng khó khăn và đau đớn. Bạn thậm chí có thể trở nên bi quan về tương lai cũng như bản thân. Tuy nhiên, hãy nhẹ nhàng với bản thân mình và tự trao cho mình tình yêu thương, sự chăm sóc và trắc ẩn mà bạn xứng đáng. Bạn không thể kiểm soát quá khứ, nhưng cách bạn hành xử và đối mặt với những trải nghiệm ấy vẫn nằm trong tay bạn. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ, vì bạn đáng được chăm sóc.

Nguồn

[1] Roos LG, O’Connor V, Canevello A, Bennett JM. Post-traumatic stress and psychological health following infidelity in unmarried young adults. Stress Health. 2019;35(4):468-479. doi:10.1002/smi.2880

[2] Lonergan M, Brunet A, Rivest-Beauregard M, Groleau D. Is romantic partner betrayal a form of traumatic experience? A qualitative study. Stress Health. 2021;37(1):19-31. doi:10.1002/smi.2968

[3] Ortman Dennis C. Post infidelity stress disorder. Journal of Psychosocial Nursing and Mental Health Services. 2005;43(10):46-54. doi:10.3928/02793695-20051001-06

Đặt lịch hẹn với chúng tôi qua số điện thoại 024 3823 6599 - 096 171 5858
Tư vấn chuyên môn: 090 421 0909 hoặc email customercare@merak.vn hoặc quý khách có thể bấm vào link dưới

>> ĐẶT LỊCH HẸN NGAY<<